Thời trang bền vững – Xu hướng thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ 2024
15 Tháng Giêng 2024
Thời trang bền vững – Xu hướng thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ 2024

Thời trang bền vững đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang hiện đại. Đối với những người tiêu dùng thông thái, nó không chỉ là một trào lưu tạm thời mà là cách sống và thể hiện giá trị cá nhân. Vậy liệu bạn đã biết thời trang bền vững là gì chưa? Hãy cùng DGC tìm hiểu những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thời trang bền vững là gì?


Thời trang bền vững là một phong cách thời trang có ý thức về môi trường và xã hội, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của ngành thời trang đối với hành tinh và con người. 

Thời trang bền vững không chỉ quan tâm đến chất lượng và thiết kế của sản phẩm, mà còn quan tâm đến nguồn gốc, quá trình sản xuất, và chuỗi cung ứng của sản phẩm. Thời trang bền vững cũng không chỉ dừng lại ở việc mua sắm, mà còn liên quan đến việc sử dụng, bảo quản, tái chế, và thanh lý quần áo.

Một số tiêu chí để đánh giá một sản phẩm thời trang có phải là bền vững hay không là:

- Sử dụng các nguyên liệu tái tạo, tái chế, hoặc tự nhiên.

- Sử dụng các phương pháp sản xuất ít tiêu thụ năng lượng, nước, và chất hóa học.

- Đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc cho người lao động trong chuỗi cung ứng.

- Thiết kế sản phẩm có thể sử dụng lâu dài, dễ bảo quản, và dễ tái chế.

- Tạo ra giá trị thẩm mỹ và tinh thần cho người sử dụng.

2. Tại sao xu hướng thời trang bền vững tăng trưởng?

Xu hướng thời trang bền vững không phải là một hiện tượng mới, mà là kết quả của một quá trình phát triển kéo dài nhiều năm. Có nhiều yếu tố đã góp phần tạo nên xu hướng này, như:

Các vấn đề hiện nay của thời trang nhanh (Fast Fashion)

Thời trang nhanh là một mô hình kinh doanh thời trang dựa trên việc sản xuất và bán ra các sản phẩm thời trang theo xu hướng mới nhất, với giá rẻ, số lượng lớn, và tốc độ nhanh. Thời trang nhanh đã khiến cho người tiêu dùng có thể mua sắm quần áo một cách dễ dàng và thoải mái, nhưng cũng đã gây ra nhiều vấn đề cho môi trường và xã hội. 

Một số vấn đề của thời trang nhanh là:


Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng các nguyên liệu không tái tạo, các chất hóa học độc hại, và tiêu thụ nhiều năng lượng và nước trong quá trình sản xuất.

Gây lãng phí tài nguyên do sản xuất quá nhiều sản phẩm không cần thiết, và không được sử dụng hết hoặc tái chế lại. Theo ước tính, khoảng 85% quần áo được sản xuất mỗi năm sẽ bị vứt bỏ vào các bãi rác.

Gây bóc lột lao động do chuyển giao sản xuất sang các nước có chi phí thấp, không có quy định về tiêu chuẩn lao động, và không có giám sát về quyền con người. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có khoảng 40 triệu người lao động trong ngành may mặc trên toàn cầu, trong đó 80% là phụ nữ. Nhiều người lao động trong ngành này phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, không an toàn, không được bảo hiểm, và nhận được mức lương rất thấp.

Thời trang chậm (Slow Fashion)

Thời trang chậm là một phản ứng của người tiêu dùng đối với các vấn đề của thời trang nhanh. Đặc điểm của nó khá tương đồng với thời trang bền vững mà chúng ta đang bàn luận đến. Chẳng hạn như việc chú trọng đến sự bền bỉ trong chất lượng và thẩm mỹ, cũng như không chạy theo các xu hướng thời trang.

Chất liệu được sử dụng đã trải qua nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của chúng đối với môi trường. Cùng với đó, ngành công nghiệp thời trang này đảm bảo tạo được điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, lương và chính sách tốt hơn.

Tuy nhiên, thời trang chậm thường có giá thành cao nên không phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài ra, kiểu dáng thiết kế cũng không đáp ứng được thị hiếu và những xu hướng thay đổi nhanh chóng của giới trẻ.

Tác hại tiêu cực của làng thời trang

Ngành công nghiệp thời trang gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường, từ rác thải, tiêu thụ nước cho đến khí thải nhà kính.


Theo Pulse of the Fashion Industry 2017, nghiên cứu được thực hiện bởi Boston Consulting Group (BCG) and Global Fashion Agenda (GFA), ngành dệt may tạo ra 92 triệu tấn rác thải vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 148 triệu tấn vào năm 2030. Khối lượng này tương đương với 17,5 kg rác thải/người/năm. 

Hơn nữa, chi phí xử lý rác hải dệt may cũng tiêu tốn một nguồn năng lượng khổng lồ, trung bình tiêu hủy lượng rác thải của 1 xe tải trong 1 giây (theo Eco-business). Chưa hết, ngành công nghiệp thời trang cũng tiêu thụ rất nhiều nước, 79 tỷ m3vào năm 2015, đủ để đổ đầy 32 triệu bể bơi theo tiêu chuẩn Olympic. Điều này gây ra nguy cơ thiếu nước cho nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia sản xuất cotton.

Năm 2030, lượng tiêu thụ nước của ngành này có thể tăng lên 50%. Một số liệu khác cho thấy ngành dệt may chiếm 10% lượng khí thải carbon, bằng với tổng lượng khí thải của các ngành vận chuyển và hàng không. Nếu không có sự thay đổi, tỷ lệ này sẽ tăng lên 26% vào năm 2050.

Vì vậy, các thương hiệu thời trang cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh của mình.

Nhiều người đã bắt đầu quan tâm hơn đến nguồn gốc và quá trình sản xuất của quần áo mình mua, và yêu cầu các doanh nghiệp thời trang phải có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội.

Theo báo cáo của Nielsen, năm 2023, 73% người tiêu dùng toàn cầu đã sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm và dịch vụ từ các công ty có cam kết về bền vững.

3. Xu hướng thời trang bền vững tại DGC


Với sự phát triển của xu hướng thời trang bền vững, nhiều nhà thiết kế, doanh nghiệp, và người tiêu dùng đã sáng tạo ra những cách thức mới để sản xuất và sử dụng quần áo một cách có ý nghĩa và có lợi cho hành tinh và con người. Dưới đây là một số xu hướng thời trang bền vững mới nhất hiện nay:

Thời trang tái chế


Xu hướng thời trang tái chế tập trung vào việc sáng tạo sản phẩm thời trang mới bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng hoặc bị loại bỏ. Thời trang tái chế không chỉ giúp giảm lượng rác thải từ ngành thời trang, tiết kiệm tài nguyên mà còn tạo ra những sản phẩm sáng tạo và độc đáo.


Tại DGC, 100% áo khoác đều được sản xuất bằng chất liệu Recycled Polyester. Đây là chất liệu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhựa được xem là rác thải không còn giá trị sử dụng, tuy nhiên thay vì thải ra môi trường và trải qua quá trình hằng trăm năm để phân hủy thì các vật liệu nhựa này được tái chế kéo thành sợi và dệt vải tái chế ta tạo ra sản phẩm có tính chất tương tự như sợi truyền thống nhưng lại thân thiện môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên hơn.


Thời trang thân thiện với môi trường

Thời trang thân thiện với môi trường là một xu hướng thời trang sử dụng các nguyên liệu và phương pháp sản xuất có ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Thời trang thân thiện với môi trường giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng khí nhà kính, và nâng cao chất lượng không khí và nước. 

Thời trang thân thiện với môi trường bao gồm các yếu tố:

  • Sử dụng nguyên liệu tái chế, tái sử dụng hoặc từ các nguồn bền vững như sợi tự nhiên, sợi hữu cơ, sợi sinh học hoặc sợi tái chế.
  • Áp dụng các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, nước và hóa chất, giảm lượng khí thải nhà kính và rác thải.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và cộng đồng địa phương.
  • Thiết kế các sản phẩm có tuổi thọ cao, dễ sửa chữa, tái sử dụng hoặc tái chế.

Tại DGC, những chất liệu thân thiện với môi trường luôn được ưu tiên trong những sản phẩm phái mạnh sử dụng hàng ngày: áo sơmi, áo polo, quần âu,... Điển hình cho những chất liệu thân thiện với môi trường mà DGC sử dụng đó là: vải sợi tre, vải cafe, vải vỏ hàu, chất liệu than dừa,...

Cùng ngắm nhìn một số hình ảnh sản phẩm tại DGC được làm từ những chất liệu thân thiện với môi trường nhé!


Tạo ra các giá trị cốt lõi cho khách hàng, như chất lượng, tính năng, phong cách và ý nghĩa. Việc sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững không chỉ tôn lên vẻ đẹp của chính bạn mà còn thể hiện trách nhiệm của bạn đối với môi trường. Ghé ngay DGC để trải nghiệm và sở hữu những sản phẩm của xu hướng "thời trang bền vững" thôi!


Để lại bình luận của bạn

Không có gì. fo chạy sai luồng dữ liệu !!!