LOẠT CHẤT LIỆU LÀM NÊN THỜI TRANG BỀN VỮNG
DGCs CÓ GÌ MỚI
04 Tháng Tám 2022
LOẠT CHẤT LIỆU LÀM NÊN THỜI TRANG BỀN VỮNG

Thời trang bền vững (Sustainable Fashion) có thể được định nghĩa là một hệ thống trong đó cung cấp, sản xuấttiêu thụ các sản phẩm thời trang được thiết kế theo cách tối giản nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế.

Theo định nghĩa, thời trang bền vững không chỉ nằm ở việc thành phẩm cuối cùng có thật sự bền vững hay không, mà còn thể hiện qua quy trình sản xuất, lựa chọn nguyên liệu, hay đóng gói thành phẩm, vận chuyển có thật sự thân thiện cùng môi trường hay chưa. Có thể thấy rõ, “thời trang bền vững” là một chặng đường dài đòi hỏi bản thân thương hiệu phải đánh đổi thời gian, công sức và sự kiên trì nếu mong muốn thật sự theo đuổi.

Quy trình sản xuất để cho ra đời một thành phẩm “bền vững” cuối cùng cũng được đánh giá là phức tạp và phải trải qua nhiều công đoạn. Thế nhưng, tất cả vẫn phải đều bắt đầu từ xuất phát điểm là nguyên vật liệu.

Vậy đâu là những chất liệu, vật liệu nào được khai thác và đưa vào quy trình ứng dụng, sản xuất thời trang bền vững? Hãy cùng UNIFAS-DGCs đi tìm câu trả lời nhé!



Nhóm 1: Chất liệu vải thiên nhiên / Chất liệu vải hữu cơ.

Đây là nhóm chất liệu được làm từ sợi tự nhiên và có thể tự phân huỷ, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón nhân tạo hay các chất độc hại khác.

Cơ bản, người ta đã có thể làm ra các loại vải vóc từ thân cây tre, nứa, cafe, dứa, … Những loại vải này có khả năng phân hủy tự nhiên. Tại UNIFAS-DGCs, chúng tôi ưu tiên chọn lựa các chất liệu xanh, an toàn với môi trường như vải sợi tre, vải cafe, vải modal từ gỗ sồi hay vải rayon từ bột gỗ nhằm ưu tiên sự an toàn và lành mạnh với môi trường xung quanh.

Chất liệu Vegan (thuần chay) với 100% đến từ thực vật cũng là một phân khúc nhỏ của chất liệu vải thiên nhiên, mà qua đó, các nhà xưởng ứng dụng quy trình nhuộm tự nhiên, không độc hại, nhuộm bằng chất nhuộm sắc tố; sử dụng màu mực gốc nước để in; in vải bằng laser.

Tiêu biểu, Algae Apparel là thương hiệu từng đạt giải thưởng H&M Global Innovation Awards 2018 vì tính độc đáo. Công ty đã sản xuất chất liệu sinh học từ rong biển và thân thiện với người dùng.

Đặc biệt hơn, loại trang phục làm từ tảo biển còn có thể cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người mặc, như các loại vitamin và khoáng chất trong suốt cả ngày.

Bên cạnh việc nhuộm sinh thái, kỹ thuật gia công, sản xuất truyền thống thủ công, ví như đan len, đan chất liệu da, thêu, hoặc in tay cũng được ứng dụng.


Nhóm 2: Chất liệu vải tái chế.

Chất liệu vải làm từ những chất liệu cải tạo sau khi đã được sử dụng, tái chế cũng là một xu hướng nổi trội của thời trang bền vững. Trên thế giới, nhà mốt Stella McCartney là nhà thiết kế đầu tiên hưởng ứng mạnh mẽ phong trào thời trang tái chế. Kéo theo đó, lần lượt các siêu thương hiệu như Nike, Adidas cũng dần thêm thắt yếu tố bền vững, tái chế vào từng trang phục quần áo, sneaker.

Tại Việt Nam, UNIFAS-DGCs tự hào là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc mang khái niệm “thời trang bền vững” đến gần hơn với cộng đồng thời trang nội địa, cụ thể là việc ứng dụng chất liệu vải Recycle được tái chế từ chai nhựa, hay chất liệu Seawool được tái chế từ vỏ hàu đại dương. 


Tạm kết

Đó là những cải tiến cùng nỗ lực không ngừng trong việc đi tìm nguồn nguyên vật liệu thay thế và đáp ứng được nhu cầu “bền vững” trong thời trang. Tin chắc đây sẽ là một chặng đường còn rất dài cùng nhiều chất liệu mới mẻ hơn sẽ lại sớm được ra mắt khi chúng đáp ứng được tính thời trang thực tế lẫn khả năng bảo vệ thiên nhiên - môi trường.

Với mỗi bước tiến thành công trong sứ mệnh tìm kiếm chất liệu mới, thì bức tranh toàn cảnh về nền thời trang bền vững ngày một được tỏ hiện hơn.


Để lại bình luận của bạn

Không có gì. fo chạy sai luồng dữ liệu !!!