CUỘC CÁCH MẠNG "XANH HÓA THỜI TRANG"
XU HƯỚNG THỜI TRANG
17 Tháng Ba 2022
CUỘC CÁCH MẠNG "XANH HÓA THỜI TRANG"

Có thể nói, người dùng hiện nay có nhận thức cao về môi trường. Cụ thể, trong mảng thời trang, “bền vững” là một đặc tính nhận được nhiều sự hưởng ứng. Nếu như Fast Fashion (thời trang nhanh) được xem là ông vua trong việc “gây nghiện” với các sản phẩm vừa đẹp vừa rẻ, thì Sustainable fashion (thời trang bền vững) đang ngày một khẳng định vị trí của mình với những tín đồ yêu thích thời trang. Một loạt những nhãn hàng thời trang hiện nay đã có động thái bắt tay vào việc chụp ảnh sản phẩm thời trang “xanh” mang tính “bền vững”, xây dựng một chiến lược marketing bài bản cho bộ sưu tập của mình. Hãy theo dõi cùng UNIFAS-DGCs tìm hiểu về xu hướng “xanh” diễn biến như thế nào trong ngành thời trang nhé!


Các vấn đề hiện nay của ngành thời trang

1. Fast Fashion – Thời trang nhanh



Đây là thuật ngữ dùng để chỉ quần áo giá rẻ, dễ tiếp cận và hợp xu hướng. Phương pháp sản xuất của Fast Fashion là gia công hàng loạt nhằm giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của người tiêu dùng. Do đó, các sản phẩm này luôn nhận được sự yêu thích, vì người tiêu dùng có thể sở hữu những món đồ thời trang đẹp, hợp xu hướng với mức giá rất phải chăng. Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới của dòng Thời trang nhanh có thể kể đến H&M, Zara, Shein, Forever21, …

Tuy nhiên, thế giới ngày càng nhận ra những tác hại to lớn của ngành thời trang này.

1. Với mục tiêu sản xuất nhanh và chi phí/giá thành thấp, các sản phẩm thường dễ bị giảm chất lượng và không thể mặc trong thời gian dài. Đồng thời, mức độ sản xuất nhiều đã dẫn đến dư thừa rất nhiều so với cầu thị trường. Đó là lý do đây là một trong những ngành gây ra nhiều rác thải nhất trên toàn cầu.

2. Chất liệu chủ yếu trong Fast Fashion là sợi Polyeste dầu mỏ, một nguồn năng lượng không tái tạo và đang ngày càng cạn kiệt của thế giới. Quá trình sản xuất chất liệu này tạo ra rất nhiều hoá chất độc hại, vi nhựa, khí thải nhà kính, … Ngay cả khi đã ra thành phầm thì chúng cũng sẽ tồn tại ít nhất vài thập kỷ, hoặc vài trăm năm, trước khi được phân huỷ.

3. Nếu được đến các xưởng sản xuất của Fast Fashion, bạn có thể bắt gặp những mảnh đời khốn khó, thậm chí là bị bóc lột, bị làm nô lệ của người lao động, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Môi trường bị huỷ hoại, con người bị bóc lột, đời sống kinh tế khốn khó. Ngay cả những đứa trẻ, thay vì đến trường, chúng lại được gửi đến các xưởng sản xuất để phục vụ và để bị bóc lột.



2. Slow Fashion - Thời trang chậm

Slow Fashion - Thời trang chậm là ngành thời trang ngược lại so với Fast Fashion – Thời trang nhanh. Các đặc điểm của ngành này khá tương đồng với Thời trang bền vững. Chúng bao gồm các sản phẩm không chạy theo mốt, có sự trường tồn về mặt thẩm mỹ và chất lượng.

Chất liệu của ngành là các chất liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là về ảnh hưởng của chúng tới môi trường. Cùng với đó, sự “chậm” trong chuỗi cung ứng tạo nên điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, lương cao hơn và được bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, Thời trang chậm không dành cho tất cả mọi người. Vì các sản phẩm thời trang này có giá thành cao hơn so với mức sống của hầu hết mọi người. Kiểu dáng, thiết kế của chúng không đáp ứng được xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là của lớp người trẻ. Do đó, dù họ có là những người quan tâm đến các vấn đề xã hội thì cũng rất khó để lựa chọn Thời trang chậm.

Những tác hại tiêu cực của ngành thời trang

1. Gây ô nhiễm môi trường
Theo nghiên cứu, ngành Thời trang là ngành gây ô nhiễm lớn thứ 2 của thế giới, chỉ sau ngành công nghiệp dầu mỏ. Thời trang ngành càng phát triển, giá thành thấp hơn, số lượng nhiều hơn, thì vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành này gây ra càng trở nên nghiêm trọng. Các chất gây hại do ngành thời trang thải ra bảo gồm: khí nhà kính, hoá chất độc hại, vi nhựa, tiêu tốn nhiều nước, …

Thậm chí, chúng còn gây ô nhiễm ngay từ khâu sản xuất sợi: sử dụng thuốc trừ sâu hay các hoá chất khác trong sản xuất nông nghiệp đã gây ô nhiễm đất và nguồn nước tại địa phương.

2. Gây ra các vấn đề trong xã hội
Các thương hiệu thời trang không phải bền vững thường thiếu tính minh bạch trong toàn bộ quy trình. Điều kiện làm việc của công nhân tồi tệ, độc hại, họ không có đầy đủ quyền của lao động, thậm chí là bị bóc lột. Các khu vực điển hình bao gồm Châu Á, Trung Mỹ, Bắc Phi, thậm chí một số vùng ở Châu Âu như Leicester thuộc Anh, Trung Âu, Đông Âu cũng diễn ra tình trạng này.
Một vấn đề điển hình nữa là tình trạng bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới tính. Cụ thể, người da màu bị bóc lột, bị coi là nô lệ, không được trả lương tương xứng. Một số nơi không tuyển dụng phụ nữ hoặc điều kiện làm việc hết sức tồi tệ đối với họ.

Ngoài ra, quá trình sản xuất thời trang có thể gây ra ô nhiễm cho chính nơi hoặc đất nước đặt nhà máy. Và ở cấp độ toàn cầu, thì chúng đang góp phần vào biến đổi khí hậu, đe doạ đa dạng sinh học, gây hậu quả cho tất cả mọi người.

3. Tạo suy nghĩ méo mó trong truyền thông
Thế nào là một cơ thể đẹp? Trên thực tế, truyền thống ngày càng bóp méo suy nghĩ của con người về tính thẩm mỹ này. Các công ty thời trang thường chỉ chọn người mẫu theo một tiêu chuẩn về cái đẹp nào đó, mà không có sự đa dạng về kích cỡ, tuổi tác, thể chất hoặc giới tính.

Với bản năng sống cộng đồng, con người sẽ luôn bị thúc đẩy phải đi theo những “tiêu chuẩn” này, phải thay đổi để có cơ thể “đẹp”, phải thay đổi để có gu ăn mặc “hợp mốt”. Nó đã trở thành một “nhu cầu chính đáng” để được hoà nhập với cộng đồng, xã hội.

Giải pháp: Sustainable Fashion – Thời trang bền vững
Thời trang bền vững đi kèm với các tiêu chí sau:
• 3R: Reduce, Reuse, Recycle (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế)
• 3E: Economics, Ecology, Social Equity (Kinh tế - Sinh thái – Công bằng)

Do đó, mục đích của thời trang bền vững như sau:
• Giảm thiểu ô nhiễm môi trường của ngành vốn dĩ được đánh giá là gây ra ô nhiễm hàng đầu thế giới
• Kéo dài vòng đời của các sản phẩm thời trang bằng cách tạo ra các sản phẩm thực sự chất lượng, bền bỉ đi kèm với các hoạt động tái chế, tái sử dụng, thoả mãn tiêu chí “3R”.
• Tăng tính minh bạch trong thời trang về nguồn gốc xuất xứ, về chất liệu, về điều kiện sản xuất, …
• Tạo ra điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, họ được bảo vệ và được đảm bảo mọi quyền lợi của mình
• Giáo dục, tuyên truyền và thúc đẩy người tiêu dùng hướng tới “người tiêu dùng xanh” – green customer.
• Tạo ra một nền kinh tế bền vững, một hệ sinh thái xanh và một cộng đồng thịnh vượng, công bằng trong suốt quá trình hoạt động của nó, thoã mãn đầy đủ tiêu chí về “3E”.



THỜI TRANG "NHANH" BẮT ĐẦU NHƯỜNG SÂN CHO THỜI TRANG "XANH"
Thời trang “xanh” nói đến những trang phục thân thiện với môi trường và hiện đang là xu thế trong thời đại mới. Theo đó, sự yếu thế của thời trang nhanh thể hiện một cách rõ rệt, bằng chứng là các tác động khủng khiếp và những hệ lụy tiêu cực đến môi trường trên toàn thế giới. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi đáng kể và tiết lộ những điểm sáng của “thời trang bền vững”, cụ thể là xu hướng “xanh” đang gây bão.



Theo ThredUp dự đoán những nhà phân phối thời trang bền vững sẽ sở hữu gần 1/3 thị trường ngành vào năm 2027. Hơn nữa, nguồn tin này còn đề cập đến sự tăng trưởng của xu hướng xanh sẽ bắt nguồn từ thế hệ Millennials và thế hệ Z. Tại thị trường Việt, theo báo cáo Phát triển bền vững từ Nielsen, có 86% người dùng Việt sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm/ dịch vụ từ những công ty hoạt động tích cực trong việc bảo vệ môi trường.


Nói không ngoa khi giới trẻ chính là những vị “thượng đế” của các nhãn hàng thời trang và ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng “xanh”. Họ sẵn sàng dùng các món đồ cũ với mức độ nhanh đến 2,5 lần so với người dùng thông thường (theo báo cáo 2019 thredUp Resale Report cùng với GlobalData). Có đến 40% người dùng mua các sản phẩm thời trang bền vững với độ tuổi từ 18-24.

Thế hệ trẻ họ đề cao yếu tố thể hiện bản lĩnh, sự năng động, năng lực nhìn nhận sự vận hành của xã hội bằng phong cách cá nhân và thời trang để tự tin khẳng định cái chất của riêng mình.

Thời trang cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng bởi Covid-19, khi mọi người đang định hình lại cuộc sống của mình và chi tiêu thông minh hơn so với trước đây. Không những nâng cao trong ý thức bảo vệ môi trường, mà còn tối ưu hóa chi phí cho những hoạt động đời sống của có phần khắt khe hơn.


Theo nhận định từ nhiều chuyên gia trên thế giới, thời trang nhanh sẽ suy giảm đến 24% trong vòng 5 năm tới đây. Khi đó, thời trang bền vững sẽ có sự phát triển và bước chân trong việc mở rộng thêm thị phần. Từ đó, những doanh nghiệp trong ngành đã và đang thích nghi cũng như chuyển mình mạnh mẽ, đó vừa là thách thức vừa là cơ hội để có thể tồn tại lâu dài.

XU HƯỚNG "XANH" TRONG THỜI TRANG BỀN VỮNG - CÁC THƯƠNG HIỆU ĐÃ VƯƠN LÊN TẦM CAO MỚI
Khi đã nhận ra được sự quan trọng của một hệ sinh thái xanh và tính chất bền vững trong kinh doanh thời trang, những thương hiệu lớn đã nắm bắt nhanh chóng và ứng dụng ngay vào chuỗi cung ứng của mình. Không lấy gì làm lạ khi những nhãn hàng trên thế giới lần lượt ra mắt các bộ sưu tập thân thiện môi trường, hay các chiến dịch truyền thông lan tỏa sứ mệnh cho một hành tinh xanh trong tương lai. Để từ đó có thể định hướng lối sống, văn hóa, nhận thức trong thời trang bền vững.

Không nằm ngoài cuộc cách mạng “xanh hóa thời trang”, UNIFAS-DGCs tự hào là một trong những thương hiệu đi đầu trong ngành thời trang bền vững, ra mắt những bộ sưu tập Sustainable fashion với tần suất dày đặc, thu hút nhiều sự chú ý cho những hoạt động tiên phong và hưởng ứng sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường, tạo nên một sự khác biệt tích cực.

THỜI TRANG "XANH" CÓ PHẢI LÀ MỐI QUAN TÂM THỰC SỰ TRONG TƯƠNG LAI?

Bền vững - xu hướng phát triển được xem là tất yếu, không những trong thời điểm hiện tại mà còn là bước ngoặt cho sự sống còn của một thương hiệu. Xu hướng “xanh” sẽ là chìa khóa để giúp cho một doanh nghiệp tăng trưởng theo hướng lâu dài. Thời trang là một ngành “mũi nhọn”, việc đảm bảo cho sự cân bằng của hệ sinh thái sẽ là một chiến lược cấp thiết với nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Với những thông tin về xu hướng “xanh” trong thời trang, chúng tôi mong rằng bạn đã có cái nhìn cận cảnh và bao quát nhất khi toàn thế giới đang hưởng mạnh mẽ việc bảo vệ môi trường và xây dựng một hệ sinh thái xanh. Đừng quên đón đọc thêm những bài blog thông tin mới nhất được cập nhật liên tục trên website của UNIFAS-DGCs bạn nhé!

Để lại bình luận của bạn

Không có gì. fo chạy sai luồng dữ liệu !!!